Chắc hẳn không ít người sẽ tưởng rằng, nghề tổ chức sự kiện, event vô cùng hoành tráng, sang trọng, được tiếp xúc với nhiều người nổi tiếng. Nhưng thực sự có phải như thế không? Và đằng sau ánh đèn rực rỡ của sân khấu giấu những bí mật gì? Sau đây, tâm sự của người làm event tại Vietstar Media sẽ hé lộ những đều mà chưa ai kể về làm nghề event đầy cơ hội, thách thức.
1.Giờ giấc làm việc
Nếu bạn chỉ muốn tìm một công việc ổn định 8 tiếng/ngày, sáng đi chiều về đúng giờ thì có lẽ nghề event không phù hợp với bạn. Bởi cấp trên và khách hàng của bạn sẽ không quan tâm đến giờ giấc làm việc của bạn, mà họ chỉ quan tấm đến hiệu quả công việc thôi.
Thêm vào nữa các chương trình khi set-up sân khấu sẽ phải thức xuyên đêm, trở về nhà là lúc 2-3 giờ sáng và 7-8h lại bắt đầu tất bật dậy để chuẩn bị cho chương trình diễn ra đúng giờ.
Nếu ai đã từng làm event thì chắc chắn đã trải qua vấn đề này. Dĩ nhiên rằng, không phải lúc nào nghề event cũng chạy tất bật như vậy. Thỉnh thoảng, họ cũng sẽ có một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi lấy lại sức sau khi kết thúc chương trình.
Nghề event bạn sẽ không có khái niệm thời gian đi làm đúng giờ như dân công sở
2.Vất vả và thử thách
Có phải bạn thường thấy rất nhiều người event sẽ mặc đồ đen, đeo bộ đàm, check-in tại nơi sang chảnh và chụp hình cùng người nổi tiếng.
Tuy nhiên, trước khi xuất hiện một cách hào nhoáng như vậy, chúng tôi phải thức xuyên đêm để set-up sân khấu, lúc chạy event cơn buồn ngủ ập tới liên tục và đầu óc thì căng thẳng cực độ. Tình hình di chuyển thì từ đầu thành phố đến cuối thành phố để tìm đồ từ các nhà cung ứng như cơm bữa.
Bên cạnh đó còn chịu sức ép từ phía cấp trên và khách hàng thường xuyên.
Thách thức có thể đến từ khách hàng
3.Dễ stress
Theo điều tra nghiên cứu thì nghề event chính là 1 trong 10 công việc căng thẳng và áp lực nhất. Các yếu tố gây nên sự căng thẳng đó thực tế là rất nhiều. Dealine luôn là vấn đề stress và mình phải tuân theo và khó có sự thay đổi trừ những tình huống bất ngờ. Và đương nhiên phải liên tục follow những khách mời khó tính nếu không chương trình có nguy cơ “bể show” rất cao. Cùng với đó, việc kiểm soát các nhà cung ứng để đảm bảo các công việc được outsource được đảm bảo đúng tiến độ nhất. Vì vậy, việc bị stress cũng là điều vô cùng dễ hiểu!
Luôn luôn stress bởi deadline
4.Những “người hùng” thầm lặng của sự kiện
Người làm nghề event, nói cho vui là ai cũng am tường “Thuật tàng hình”. Thay vì xuất hiện nổi bật trên sân khấu rực rỡ ánh đèn, chúng tôi luôn chọn cách giấu mình, âm thầm làm việc 2 bên cánh gà, hồi hộp theo dõi từng khoảnh khắc diễn ra ngoài sân khấu. Người làm event không bao giờ là ngôi sao trong sự kiện của mình mà chỉ nhận vai “người hùng” thầm lặng của mỗi chương trình mà thôi.
Bạn có bao giờ thấy chúng tôi xuất hiện nổi bật ở những không gian hào nhoáng thế này
?
Những con người ngày đêm xây dựng và sáng tạo ý tưởng để mang đến cho khách hàng một event hoàn hảo nhất
Bạn có thể xem thêm: Công việc của người tổ chức là cần làm những gì?
Dẫu đối diện với stress mỗi ngày như thế, vất vả và thử thách xuất hiện ở mỗi sự kiện như thế, chúng tôi, những người làm event, vẫn đam mê và nhiệt huyết với công việc mà mình đã lựa chọn. Chỉ vì những đêm “bão não” ý tưởng vẫn có đồng đội sát bên. Chỉ vì cái thở phào nhẹ nhõm khi sự kiện diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch
VIETSTAR MEDIA&ENTERTAINMENT JSC
Địa chỉ : 36B Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
Email: vstarmedia.co@gmail.com
Hotline: 0973219448